Duck hunt

Tâm hồn Việt
>> vinalovely.xtgem.com << Tự hào là wapsite hàng đầu
Liên hệ (QC): 0128.543.5547

Xin đừng! Quảng Cáo, nói tục, chửi thề . . .

Các bệnh tuổi dậy thì

Khi bạn đến tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn chưa hiểu hết về giới tính, mà bạn sẽ rất tò mò lắm đúng không nào? nếu như bạn và bạn gái (yêu) nhau thế nào là an toàn và không mắc các bệnh (lây qua đường tình dục) liệu bạn biết hết về các loại bệnh và cách ngừa, hãy vào đây để tham khảo và cách ngừa nhé

Trở về
Bình luận
[2014-06-16 17:50] xZOp1iW679XF:

If your arelicts are always this helpful, "I'll be back."

[2011-10-02 23:57] Nguyên nhân và cách điều trị bạch biến :

"Tôi 27 tuổi, sau khi mổ sinh bị sẹo lồi, có đi chích thuốc 5 lần, sẹo lồi xẹp xuống, mềm ra, hết ngứa, nhưng xung quanh chỗ chích xuất hiện quầng trắng, da láng, không ngứa, bác sĩ da liễu chẩn đoán là bạch biến. Xin hỏi nguyên nhân của bạch biến và cách điều trị?". Bạch biến là tình trạng biến mất sắc tố melanin ở da, biểu hiện là một hoặc vài vùng trên da bị trắng, giống như màu trắng giấy tập học sinh, một số ít có màu hơi hồng do xung huyết của mạch máu dưới da, thường có viền tăng sắc tố nơi tiếp giáp với màu da bình thường. Trên sang thương vùng da bạch biến da trơn láng, không có vảy, không mất cảm giác, khi bị ở da đầu thì tóc cũng bạc trắng với vùng tương ứng. Số lượng có thể có một hoặc nhiều mảng, có thể liên kết nhau thành mảng lớn, có thể ra khắp toàn thân. Trong quá trính tiến triển của bệnh, có một số người bệnh khỏi tự nhiên, hoặc ở trạng thái ổn định trong một thời gian dài, hoặc phát triển thêm nhiều mảng mới, ở người lớn tuổi có khuynh hướng phát triển mạnh hơn. Nguyên nhân sinh bệnh cho đến nay vẫn chưa biết rõ, có thể do phối hợp với nhiều bệnh khác như xơ cứng bì, vảy nến, Basedow, Lichen phẳng, bệnh down, ung thư, đái tháo đường, có thể do tiếp xúc với hóa chất như corticoide… Về điều trị, hiện nay vẫn chưa đem lại kết quả thỏa mãn lắm, sự có lại sắc tố toàn phần rất hiếm, chỉ có thể có lại sắc tố một phần, nhất là trên sang thương mới phát và ở trẻ em. Điều trị tại chỗ: Thường dùng thuốc bôi như meladinine (trong quá trình thoa chú ý chừa khoảng 1 mm cách mép da lành, để khi thuốc ngấm ra là vừa, nếu thoa trên cả da lành, sẽ có viền đậm hơn, ở nước ta do nắng nhiều nên chỉ phơi nắng khi ánh nắng đã dịu. Điều trị theo đường uống: - Meladinine: Nếu dưới 30 kg, uống 1 viên/ngày; nếu nặng 31-50 kg, uống 2 viên/ngày; trên dưới 51 kg uống 3 viên/ngày; trên 65 kg, uống 4 viên/ngày. - Paraminan: Có thể uống 3-4 viên/ngày cho người lớn, thuốc ít có hiệu quả trên sự làm lại sắc tố, nhưng có cải thiện tốt cho sự dung nạp ánh sáng mặt trời. Qua thư phản ánh, em bị bệnh bạch biến, mất sắc tố do thuốc tiêm trong sẹo lồi thường dùng là nhóm corticoide, bệnh có thể phục hồi sau một thời gian, không cần điều trị.

[2011-10-02 23:57] ổi mày đay :

Các nguyên nhân gây nổi mày đay 1. Mày đay thông thường a. Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm. b. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X - quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v... c. Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ... d. Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc... e. Nhiễm: - Virus (viêm gan siêu vi B, C). - Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). - Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim). - Nấm (candida ở da, nội tạng). 2. Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học). 3. Mày đay vật lý a. Da vẽ nổi. b. Mày đay do vận động xúc cảm. c. Mày đay do chèn ép, chấn động. d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời. 4. Mày đay hệ thống a. Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...). b. Viêm mạch. c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp). d. Bệnh ung thư. 5. Mày đay do di truyền 6. Mày đay tự phát (vô căn). Điều trị mày đay - Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. - Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng; Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê... Trong cơn cấp: * Ăn nhẹ, giảm muối. * Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước) để thoa hay tắm. * Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn). Hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như: Tên thuốc Liều dùng / ngày Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên. Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên. Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên. Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên. Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản; Một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường; Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát. Đối với mày đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

[2011-10-02 23:56] Nổi mày đay :

Mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. ******** Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Diễn tiến bệnh Cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng. Các dạng mày đay 1. Mày đay thông thường Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác. 2. Phù mạch (còn gọi là phù Quincke). Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu. 3. Da vẽ nổi Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay. 4. Ngoài ra mày đay còn có những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết. Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

[2011-10-02 23:56] Phát hiện sớm lao vú :

Chúng ta đã nghe nói nhiều về lao phổi, lao hạch nhưng ít nghe đến cụm từ lao vú. Vậy lao vú là gì, triệu chứng của bệnh này và làm sao phát hiện sớm lao vú? ******* Lao vú là tình trạng vi trùng lao tấn công vào mô tuyến vú, đây là dạng lao ngoài phổi hiếm gặp. Lao vú được phát hiện và cống bố lần đầu tiên vào năm 1829, từ đó đến nay dù khoa học đã có nhiều bước tiến vũ bão, dù nền y học Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng lao vú vẫn còn là thách thức đối với các nhà lâm sàng với chẩn đoán và điều trị khó khăn. Thường thì vi trùng lao di chuyển theo đường máu, đường bạch huyết từ nơi khác đến vú nên khi khả nghi lao vú nên cố gắng tìm thêm các ổ nguyên phát khác. Quá trình phát hiện bệnh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí vài năm, thường xảy ra ở một bên vú phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nam cũng có thể bị nhưng rất hiếm. Bệnh nhân thường vào bệnh viện với một cục u trong ngực hay viêm, ápxe tái đi tái lại nhiều lần, đi nhiều bệnh viện mà không khỏi. Có khi da trên bướu bị xì, dò mủ, trở nên đỏ và dày lên. Lao vú rất dễ nhầm lẫn với ung thư vú và ápxe vú sinh mủ thông thường, các bác sĩ thường cho chỉ định sinh thiết, để vừa lấy được mẫu mô thử giải phẫu bệnh lý nhằm mục đích chẩn đoán, vừa thoát mủ dẫn lưu nhằm mục đích điều trị. Các xét nghiệm khác như siêu âm, nhũ ảnh, cấy mủ… là những xét nghiệm phụ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong chẩn đoán cũng như đánh giá kết quả điều trị. Điều trị, cũng giống như lao phổi, phải dùng kháng lao tối thiểu sáu tháng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng kháng lao, tùy theo diễn tiến bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa, điều này do bác sĩ lâm sàng quyết định. Tóm lại, lao vú là dạng bệnh hiếm gặp, khó chẩn đoán, khó điều trị, diễn tiến kéo dài, ảnh hưởng sức lao động và do đó, nhiều khi trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kết quả cuối cùng rất ngoạn mục. Nếu bạn bị viêm vú, xì, dò mủ, ápxe vú tái đi tái lại nhiều lần, rất có thể bạn đã bị lao vú và khi đó hãy đến khám ngay tại bệnh viện. Nếu tìm thấy vi trùng lao ở vú, bạn sẽ được điều trị lao miễn phí theo Chương trình Phòng chống lao quốc gia.


Gửi bài viết


[Mặt Cười][Code Chữ]
Quảng Cáo

Chú ý: Admin không chịu trách nhiệm nội dung Quảng Cáo, hãy là người thông minh nhé

Wap nhiều tiện ích nhất Việt Nam, Số lượng game khủng, có cả gme cảm ứng, nhiều phần mềm hay lém

Wap giải trí, truyện sách game . . . không vào đừng tiết nha

Wap pro không đụng hàng, chỉ có một không hai

Thư viện dành cho tuổi teen

Kho truyện sách khổng lồ



Mọi chi tiết xin liên hệ:

01634.491.504
thuvien9x
nhattung1991@gmail.com

3.467.069